Thanh niên vùng cao Bá Thước: Khởi nghiệp từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Đăng lúc: 15:11:00 05/04/2020 (GMT+7)
Những năm qua, phong trào thanh niên khởi nghiệp ở huyện miền núi Bá Thước có nhiều chuyển biến tích cực, xuất hiện ngày càng nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương, trở thành những tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế được nhiều đoàn viên thanh niên trong huyện học tập và làm theo.

Mô hình nuôi gà ri gia đình anh Lò Văn Phú
Sinh ra và lớn lên ở xã Ban Công, một xã khó khăn của huyện miền núi Bá Thước, ĐVTN Lò Văn Phú luôn trăn trở làm gì để có công ăn việc làm ổn định, xây dựng kinh tế gia đình phát triển. Năm 2015, được sự động viên, tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ của BCH Đoàn xã Ban Công, anh Lò Văn Phú mạnh dạn vay 30 triệu Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đầu tư nuôi gà ri trên 5 sào đất bãi của gia đình, với số lượng 1.000 con. Ngay lứa đầu tiên, trừ chi phí anh Phú đã thu lãi gần 50 triệu đồng. Nhờ sự cố gắng tìm học hỏi kỹ thuật chăn nuôi và cách phòng, trị bệnh cho đàn gà ở các trang trại có quy mô chăn nuôi lớn tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, cộng với kinh nghiệm chăn nuôi sẵn có, anh Lò Văn Phú tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại để phát triển chăn nuôi giống gà ri Lạc Thủy.
Anh Lò Văn Phú cho biết: “Hiện nay, gia đình luôn duy trì nuôi trên 6.000 con gà, gối thành các lứa khác nhau, mỗi lứa nuôi từ 4 tháng rưỡi đến 5 tháng xuất bán gần 4 tấn gà thịt, sau khi trừ chi phí anh thu lãi trên 60 triệu đồng”. Đầu ra cho tiêu thụ gà thịt của gia đình anh Phú luôn thuận lợi, thị trường chủ yếu là các đầu mối thương lái trong huyện. Sản lượng tiêu thụ mỗi năm đạt gần 1,8 tấn, doanh thu trên 160 triệu đồng, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng.
Với sự năng động và quyết tâm của tuổi trẻ, anh Hà Văn Thạch (SN 1985) ở thôn Buốc, xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước thường xuyên tìm tòi, học hỏi việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhận thấy nhu cầu về gạch xây dựng trong nhân dân khá lớn, trong khi trên địa bàn xã chưa có cơ sở sản xuất gạch không nung, năm 2015, anh Hà Văn Thạch quyết định đầu tư mở xưởng, mua sắm dây chuyền sản xuất gạch vồ, đây là loại gạch không nung sử dụng nguyên liệu chính từ đá mạt và xi măng, không dùng nhiệt, chỉ dùng máy ép đảm bảo sức khỏe cho người lao động và bảo vệ môi trường tốt. Những ngày đầu, gạch sản xuất nhiều nhưng thị trường tiêu thụ còn ít, khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm, vì vậy sản phẩm bán ra chậm. Sau thời gian kiên trì sản xuất, nhờ chất lượng tốt, giá cả hợp lý, sản phẩm gạch không nung của anh Hà Văn Thạch nhanh chóng được thị trường chấp nhận. Số lượng hợp đồng đặt mua sản phẩm ngày càng nhiều và trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các công trình xây dựng trên địa bàn xã và vùng lân cận.
Anh Lò Văn Phú cho biết: “Hiện nay, gia đình luôn duy trì nuôi trên 6.000 con gà, gối thành các lứa khác nhau, mỗi lứa nuôi từ 4 tháng rưỡi đến 5 tháng xuất bán gần 4 tấn gà thịt, sau khi trừ chi phí anh thu lãi trên 60 triệu đồng”. Đầu ra cho tiêu thụ gà thịt của gia đình anh Phú luôn thuận lợi, thị trường chủ yếu là các đầu mối thương lái trong huyện. Sản lượng tiêu thụ mỗi năm đạt gần 1,8 tấn, doanh thu trên 160 triệu đồng, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng.
Với sự năng động và quyết tâm của tuổi trẻ, anh Hà Văn Thạch (SN 1985) ở thôn Buốc, xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước thường xuyên tìm tòi, học hỏi việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhận thấy nhu cầu về gạch xây dựng trong nhân dân khá lớn, trong khi trên địa bàn xã chưa có cơ sở sản xuất gạch không nung, năm 2015, anh Hà Văn Thạch quyết định đầu tư mở xưởng, mua sắm dây chuyền sản xuất gạch vồ, đây là loại gạch không nung sử dụng nguyên liệu chính từ đá mạt và xi măng, không dùng nhiệt, chỉ dùng máy ép đảm bảo sức khỏe cho người lao động và bảo vệ môi trường tốt. Những ngày đầu, gạch sản xuất nhiều nhưng thị trường tiêu thụ còn ít, khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm, vì vậy sản phẩm bán ra chậm. Sau thời gian kiên trì sản xuất, nhờ chất lượng tốt, giá cả hợp lý, sản phẩm gạch không nung của anh Hà Văn Thạch nhanh chóng được thị trường chấp nhận. Số lượng hợp đồng đặt mua sản phẩm ngày càng nhiều và trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các công trình xây dựng trên địa bàn xã và vùng lân cận.

Cơ sở sản xuất gạch không nung gia đình anh Hà Văn Thạch
Anh Thạch chia sẻ: “Năm 2017, gia đình tôi mạnh dạn vay 400 triệu Ngân hàng NN&PTNT đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị sản xuất, ô tô chở vật liệu, đồng thời mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh sắt thép, xi măng... Đến nay, mỗi tháng cơ sở của gia đình sản xuất được hơn 80.000 viên gạch, giá bán dao động từ 1.200 đồng đến 1.300 đồng/viên. Trừ chi phí mỗi năm chúng tôi thu lãi trên 200 triệu đồng từ bán gạch không nung, kinh doanh sắt thép, xi măng và vận chuyển hàng hóa”.
Đây chỉ là 2 trong số hàng chục điển hình ĐVTN tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp ở huyện miền núi Bá Thước.
Trao đổi với chị Trương Thị Minh Thu - Phó Bí thư Huyện Đoàn Bá Thước cho biết: “Những năm qua, Huyện Đoàn Bá Thước đã phát động, triển khai có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động như: “Tuổi trẻ Bá Thước chung tay xây dựng NTM”, “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Các phong trào hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp đã giúp nhiều bạn trẻ phát huy được khả năng, mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương".
Phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp ở huyện miền núi Bá Thước đã và đang từng bước khẳng định vai trò, vị trí, sự kiên trì, quyết tâm, tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vươn lên làm giàu của đoàn viên, góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH và xây dựng NTM./.
VĂN AN
Đây chỉ là 2 trong số hàng chục điển hình ĐVTN tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp ở huyện miền núi Bá Thước.
Trao đổi với chị Trương Thị Minh Thu - Phó Bí thư Huyện Đoàn Bá Thước cho biết: “Những năm qua, Huyện Đoàn Bá Thước đã phát động, triển khai có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động như: “Tuổi trẻ Bá Thước chung tay xây dựng NTM”, “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Các phong trào hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp đã giúp nhiều bạn trẻ phát huy được khả năng, mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương".
Phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp ở huyện miền núi Bá Thước đã và đang từng bước khẳng định vai trò, vị trí, sự kiên trì, quyết tâm, tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vươn lên làm giàu của đoàn viên, góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH và xây dựng NTM./.
VĂN AN
Các tin khác
- Chuyện vợ chồng giáo viên vùng cao may khẩu trang cho bà con dân bản
- Thanh niên vùng cao Bá Thước: Khởi nghiệp từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Người giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI
- TẤM GƯƠNG THANH NIÊN TRƯƠNG VĂN LIÊN VƯƠN LÊN LÀM GIÀU TỪ MÔ HÌNH NUÔI TRÂU, BÒ
- Học sinh phố núi giành huy chương vàng cuộc thi toán học trẻ
Tin nóng





Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
27926