date
Đường dây nóng: 0949 382 336

Đồng chí Nguyễn Tuấn Tưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy kiểm tra tình trạng cá chết trên sông Mã

Đăng lúc: 11:30:00 30/03/2021 (GMT+7)

Sáng 30/3/2021, đồng chí Nguyễn Tuấn Tưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đi kiểm tra tình trạng cá chết trên sông Mã, tại xã Thiết Kế và xã Ái Thương. Cùng đi có đồng chí Lê Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện; đại diện phòng NN&PTNT; Hội Nông dân huyện.

c2.jpg

c3.jpg
c3.jpg

Lồng nuôi cá của các hộ dân ở xã Ái Thượng và Thiết Kế
Được biết, từ ngày 15 đến 16/3/2021 trên sông Mã đoạn qua thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước xảy ra hiện tượng cá lồng nuôi bị chết với trọng lượng hơn 1,2 tấn ở 27 lồng nuôi của 18 hộ dân. Tính đến này 24/3, có 156 lồng cá của 96 hộ dân ở 5 xã: Ái Thượng, Hạ Trung, Lương Ngoại, Lương Trung và thị trấn Cành Nàng bị chết, với tổng trọng lượng khoảng 4,2 tấn.
 
c1.jpg

Hiện tượng cá chết bất thường trên sông Mã
 
Trước tình trạng trên, huyện Bá Thước đã báo cáo kịp thời các Sở, ngành của tỉnh xuống địa bàn lấy mẫu nước, mẫu cá gửi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I phân tích, xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây cá chết.Qua kiểm tra lâm sàng, mổ khám cá nuôi tại khu vực phố 1 thị trấn Cành Nàng và xã Lâm Xa cho thấy cá không bị xuất huyết bên ngoài, mang và các cơ quan nội tạng bên trong bình thường, không có hiện tượng xuất huyết, tụ huyết bất thường, không ghi nhận dấu hiệu của bệnh tích nào. Kiểm tra thực tế môi trường xuất hiện nước có màu đen, không có tảo, thủy sản tự nhiên như cá leo, tôm, cua… cũng bị chết.
c5.jpg
 
c6.jpg

Đồng chí Nguyễn Tuấn Tưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện
đi kiểm tra hiện tượng cá chết bất thường trên sông Mã

 
Tại các xã đến kiểm tra, đồng chí Nguyễn Tuấn Tưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện nhấn mạnh: Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm mẫu bệnh, mẫu môi trường nước của các cơ quan chức năng, để kịp thời khắc phục, hạn chế thiệt hại và ổn định sản xuất cho các hộ nuôi cá, các xã tiếp tục kiểm tra, rà soát các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn; hướng dẫn người nuôi theo dõi và chăm sóc cá nuôi hàng ngày, vệ sinh lồng để lưu thông dòng chảy, dùng máy sục khí, máy bơm nước để tăng hàm lượng oxy hòa tan; khi môi trường nước có biến động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cá nuôi, cần di chuyển lồng nuôi đến khu vực môi trường nước tốt hơn. Đồng thời phân công cán bộ chuyên môn theo dõi chặt chẽ tình hình nuôi cá lồng trên địa bàn để hỗ trợ người nuôi kịp thời và thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày./.

Văn An